Video

Tin Tức Mới

Sắp ra mắt Tòa cấp cao, Tòa gia đình và người chưa thành niên
Ủy ban Tư pháp không tán thành buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2015
Quốc hội giao chính phủ xử lý nghiêm các vụ vi phạm ngân sách
Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thêm hai năm để chuyển đổi văn phòng công chứng
Hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn chưa cao
Bãi bỏ nhiều mẫu hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
Những phân cấp quyền chứng thực bản sao giấy tờ, ít người biết đến
Sẽ có Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Công chứng, chứng thực khác nhau thế nào?
Có nên mua nhà không có sổ đỏ?
Mở rộng thẩm quyền công chứng
Văn bản công chứng, chứng thực có giá trị bao lâu?
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Không nên “cò kè” với người dân
Giảm chi phí tuân thủ nhiều thủ tục trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Luật Tố cáo: Cần xét thư nặc danh, nếu có chứng cứ
Chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ, UBND có chứng thực chữ ký?
Bộ Tài chính trả lời về phí dịch vụ chứng thực chữ ký số
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng
Tỉnh quyết định việc chuyển đổi phòng công chứng
Từ ngày 1/1/2017, tăng phí công chứng, chứng thực hợp đồng
Thời hạn giá trị của văn bản sao y công chứng
Sớm hoàn thiện khung pháp lý về đất đai
Tháo gỡ vướng mắc cho Việt kiều khi mua nhà, đất
Những điều phải biết khi mua nhà
Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu năm 2021

Thống Kê Truy Cập

Trực tuyến : 11
Tổng truy cập : 268924

Tin Tức

« Quay lại

Thêm hai năm để chuyển đổi văn phòng công chứng

(TBKTSG Online) - Bộ Tư pháp vừa hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn chuyển đổi văn phòng công chứng thêm hai năm.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật Công chứng (2014), kể từ ngày 1-1-2017 các văn phòng công chứng (VPCC) tư nhân phải chuyển đổi hoạt động theo loại hình công ty hợp danh nhưng đến nay vẫn còn hàng trăm VPCC chưa chuyển đổi. Vì sao?

Cần thêm thời gian

Tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội do Bộ Tư pháp soạn thảo cho biết, sau hai năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đã đạt được (góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động công chứng) cũng có một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc chuyển đổi VPCC.

Cụ thể, khoản 1 Điều 79 của Luật Công chứng năm 2014 quy định: trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành (ngày 1-1-2015), VPCC do một công chứng viên thành lập theo quy định của Luật Công chứng năm 2006 phải chuyển đổi thành VPCC được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

Tuy nhiên, tính đến hết ngày 31-12-2016, thời hạn phải hoàn thành chuyển đổi VPCC theo quy định, cả nước mới chỉ có 647/825 VPCC hoạt động theo loại hình công ty hợp doanh (chiếm 78% tổng số VPCC) và 178 VPCC chứng do một công chứng viên thành lập (khoảng 22%).

Báo cáo từ các địa phương cho thấy 178 VPCC chưa chuyển đổi phân bổ tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung tại một số tỉnh miền Tây Nam bộ, đồng bằng Bắc bộ và miền núi phía Bắc. Và theo quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật Công chứng năm 2014 thì các VPCC này thuộc trường hợp bị thu hồi quyết định thành lập, giấy đăng ký hoạt động do không hoàn thành việc chuyển đổi đúng thời hạn.

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, việc chấm dứt hoạt động 178 VPCC này sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng, công chứng viên, người lao động, làm giảm niềm tin của các tổ chức, cá nhân đối với sự ổn định của các tổ chức hành nghề công chứng.

Trong khi, theo báo cáo của các địa phương thì các VPCC không chuyển đổi được đúng thời hạn chủ yếu do không có nguồn công chứng viên để tiến hành hợp danh, chủ yếu tập trung tại những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội chưa phát triển, với số lượng công chứng viên trên địa bàn ít như Điện Biên (2/2 VPCC chưa chuyển đổi), Lào Cai (4/6 VPCC chưa chuyển đổi), Gia Lai (6/13 VPCC chưa chuyển đổi), Hậu Giang (3/6 VPCC chưa chuyển đổi)...

Thực trạng thiếu công chứng viên được Bộ Tư pháp lý giải là do một số nguyên nhân. Thứ nhất, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chứng viên được nâng lên so với Luật Công chứng năm 2006 dẫn đến số lượng công chứng viên bổ nhiệm mới giảm mạnh so với những năm gần đây. Thứ hai, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công chứng và sự thu hút của nghề công chứng. Thứ ba, đội ngũ công chứng viên hành nghề phân bố không đồng đều, tập trung tại những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện kinh tế - xã hội cũng như nghề công chứng phát triển.

Trong khi đó, thời hạn 24 tháng theo quy định của luật không đủ để nhiều địa phương tạo nguồn công chứng viên mới. Theo quy định thì người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có bằng cử nhân luật, có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm sau khi có bằng cử nhân luật, tham gia đào tạo nghề công chứng 12 tháng, tập sự hành nghề công chứng 12 tháng… Việc thu hút công chứng viên về những địa phương đang thiếu cũng còn hạn chế, vì hoạt động công chứng phát triển tập trung ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển.

Trước thực trạng đó, để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Công chứng năm 2014, việc xây dựng nghị quyết của Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn chuyển đổi VPCC là cần thiết, theo Bộ Tư pháp.

Thêm hai năm nữa có ổn không?

Dự thảo nghị quyết quy định việc kéo dài thời hạn chuyển đổi VPCC thêm hai năm kể từ ngày 1-1-2017. Theo Bộ Tư pháp, thời gian hai năm phù hợp với thời hạn mà đa số các địa phương kiến nghị trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình chuyển đổi VPCC ở địa phương. Thời hạn này giúp các địa phương bổ sung đội ngũ công chứng viên cần thiết từ nguồn tại chỗ cũng như thu hút thêm công chứng viên từ một số tỉnh, thành phố khác.

Cụ thể, theo số liệu ước tính thì các địa phương chưa chuyển đổi xong VPCC còn thiếu ít nhất là 150 công chứng viên để có thể đủ số lượng công chứng viên tối thiểu để tiến hành hợp danh. Trong hai năm 2017 và 2018 dự kiến số công chứng viên còn thiếu này sẽ được bổ sung đầy đủ, vì theo ước tính trong năm 2017 sẽ có khoảng 300 người tham gia kiểm tra tập sự hành nghề công chứng và dự kiến năm 2018 cũng sẽ có khoảng hơn 200 người tham dự kiểm tra. Như vậy, trong hai năm này đội ngũ công chứng viên trong cả nước ước tính được bổ sung khoảng 400 người.

Tất nhiên, trong thời gian hai năm này, các địa phương có ít công chứng viên phải có giải pháp tích cực, chủ động hơn nhằm thu hút công chứng viên từ những địa phương khác để ổn định và phát triển hoạt động công chứng tại địa phương mình, giảm bớt tình trạng phân bố đội ngũ công chứng viên không đồng đều như hiện nay.

Bộ Tư pháp nhận định, việc gia hạn 24 tháng để bổ sung nguồn công chứng viên cho các VPCC là khả thi. Việc kéo dài thời hạn chuyển đổi nêu trên đáp ứng yêu cầu cấp bách và khó khăn của một số VPCC chủ yếu do điều kiện khách quan. Điều này sẽ giúp ổn định, phát triển các VPCC tại các địa phương, tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng.

Đối Tác

MB
ACB
MAIRITIME BANK
EXIMBANK
TECHCOMBANK
VIB
VIETINBANK
DONGA
AGRIBANK
BIDV
VIETCOMBANK