Video

Tin Tức Mới

Sắp ra mắt Tòa cấp cao, Tòa gia đình và người chưa thành niên
Ủy ban Tư pháp không tán thành buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2015
Quốc hội giao chính phủ xử lý nghiêm các vụ vi phạm ngân sách
Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Thêm hai năm để chuyển đổi văn phòng công chứng
Hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn chưa cao
Bãi bỏ nhiều mẫu hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
Những phân cấp quyền chứng thực bản sao giấy tờ, ít người biết đến
Sẽ có Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam
Công chứng, chứng thực khác nhau thế nào?
Có nên mua nhà không có sổ đỏ?
Mở rộng thẩm quyền công chứng
Văn bản công chứng, chứng thực có giá trị bao lâu?
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Không nên “cò kè” với người dân
Giảm chi phí tuân thủ nhiều thủ tục trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp
Luật Tố cáo: Cần xét thư nặc danh, nếu có chứng cứ
Chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ, UBND có chứng thực chữ ký?
Bộ Tài chính trả lời về phí dịch vụ chứng thực chữ ký số
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng
Tỉnh quyết định việc chuyển đổi phòng công chứng
Từ ngày 1/1/2017, tăng phí công chứng, chứng thực hợp đồng
Thời hạn giá trị của văn bản sao y công chứng
Sớm hoàn thiện khung pháp lý về đất đai
Tháo gỡ vướng mắc cho Việt kiều khi mua nhà, đất
Những điều phải biết khi mua nhà
Lịch Nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu năm 2021

Thống Kê Truy Cập

Trực tuyến : 11
Tổng truy cập : 268957

Tin Tức

« Quay lại

Công chứng, chứng thực khác nhau thế nào?

Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch); tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

Theo Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch: “Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch…”.


Ảnh: Internet

Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, có thể thấy công chứng và chứng thực có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

- Về thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực: Công chứng hợp đồng, giao dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp cụ thể là Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng thực hiện. Còn chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện.

Bạn cần lưu ý công chứng viên cũng có thẩm quyền chứng thực. Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận” và “Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch”, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

- Chứng thực chỉ thực hiện đối với bản sao, đối với chữ ký trong các giấy tờ của người yêu cầu hay chứng thực sự việc và người chứng nhận không đề cập đến nội dung. Trong khi đó công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó.

Hiện tại pháp luật không quy định hợp đồng, giao dịch được chứng thực hoặc được công chứng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn. Do đó người dân có thể lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực. Thực tế cho thấy các hợp đồng, giao dịch được công chứng sẽ được đảm tính hợp pháp và giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.

Một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực:

- Hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450 Bộ luật Dân sự 2005); Việc mua bán bất động sản bán đấu giá (Điều 459); Hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 463).

- Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng.

- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Điều 167 Luật đất đai 2013)…

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Đối Tác

MB
ACB
MAIRITIME BANK
EXIMBANK
TECHCOMBANK
VIB
VIETINBANK
DONGA
AGRIBANK
BIDV
VIETCOMBANK